Chuyện vùng đất Nga 'bị kẹp' giữa 2 nước khác
Chiều 6.3, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách đội tuyển VN tập trung đợt đầu tiên năm 2025, chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Campuchia và mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 với Lào. Trong số 26 cái tên được triệu tập, người ta thấy sự xuất hiện của Võ Hoàng Minh Khoa. Cầu thủ sinh năm 2001 đã tiến bộ nhiều trong hơn 1 năm qua, đặc biệt tỏa sáng ở V-League 2024 - 2025 với 3 bàn thắng và 2 kiến tạo. Đáng chú ý, tiền vệ số 10 của CLB Bình Dương có khả năng tranh chấp mạnh mẽ, cùng với lối chơi thông minh, nhạy bén. Đợt lên tuyển lần này, anh khát khao cống hiến, thể hiện bản thân, nên hứa hẹn sẽ là nhân tố mới đầy lợi hại.Nếu Minh Khoa là trái ngọt vừa độ chín thì Phạm Lý Đức chính là minh chứng cho câu "đúng đội, đúng thời điểm" trong lần đầu được triệu tập lên đội tuyển VN. Sau 14 trận trong màu áo CLB Bà Rịa-Vũng Tàu ở giải hạng nhất 2023 - 2024, anh đã cập bến HAGL đầu mùa này và lập tức trở thành trụ cột với 100% trận ra sân ở V-League và Cúp quốc gia. Cầu thủ trẻ này có mặt ở đội tuyển cũng giúp anh tích lũy kinh nghiệm trận mạc để chuẩn bị cho đấu trường SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm. Đồng đội của anh, Trần Bảo Toàn từng tập huấn tại Hàn Quốc trước khi chia tay đội tuyển sát thềm AFF Cup 2024 cũng được trao cơ hội lần này, bên cạnh Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng. Ngoài ra, thủ thành Nguyễn Văn Việt cũng có lần trở lại đội tuyển VN dưới thời ông Kim.Dự kiến, đội tuyển VN sẽ tập trung ngày 11.3 tại Bình Dương, có trận giao hữu với đội tuyển Campuchia (ngày 19.3) trước khi mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 bằng cuộc tiếp đón Lào (ngày 25.3). Trận đấu với Campuchia sẽ đáng chú ý vì là màn trình làng đầu tiên của đội tuyển VN sau chức vô địch Đông Nam Á. Dàn cầu thủ nhập tịch từ châu Phi, Nam Mỹ và Nhật Bản của Campuchia hứa hẹn sẽ tạo ra những thách thức thú vị cho thầy trò ông Kim Sang-sik.Ông Kim sẽ xem đợt tập trung này là dịp để đánh giá lại các học trò, đặc biệt là về tinh thần và sự khát khao cống hiến. Thực tế trong suốt thời gian qua, thầy Kim và trợ lý của mình đã liên tục đi khắp sân cỏ các nơi để tìm nhân tố mới và đánh giá phong độ hiện tại của những trụ cột. Ông Kim không xem chức vô địch AFF Cup 2024 là đỉnh cao mà chỉ là bước khởi đầu cho chu kỳ mới. HLV người Hàn Quốc khá hài lòng khi các cầu thủ từng vô địch AFF Cup 2024 như Quang Hải, thủ môn Đình Triệu, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Duy Mạnh, Quang Hải, Tiến Linh, Tuấn Hải, Hoàng Đức… vẫn còn nguyên khát khao cống hiến cho đội tuyển quốc gia.Ngọn lửa ở AFF Cup 2024 sẽ lại bừng cháy để mở màn cho chương mới đầy khát vọng của HLV Kim Sang-sik và đội tuyển VN. Thủ môn: Nguyễn Filip, Nguyễn Đình Triệu, Nguyễn Văn Việt.Hậu vệ: Bùi Hoàng Việt Anh, Vũ Văn Thanh, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Tiến Dũng, Trương Tiến Anh, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh, Phạm Lý Đức, Nguyễn Văn Vĩ.Tiền vệ: Nguyễn Quang Hải, Khuất Văn Khang, Nguyễn Hai Long, Nguyễn Hoàng Đức, Châu Ngọc Quang, Trần Bảo Toàn, Doãn Ngọc Tân, Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng.Tiền đạo: Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Tiến Linh, Bùi Vĩ Hào, Đinh Thanh Bình.Tiền đạo Đình Bắc, tiền vệ Việt kiều Lê Viktor là những cái tên đáng chú ý trong danh sách 27 cầu thủ được gọi vào đội U.22 VN tập trung ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VN từ ngày 10.3. Trợ lý Đinh Hồng Vinh được ông Kim trao vai trò HLV tạm quyền để dẫn dắt đội U.22 VN chuẩn bị tham dự giải tứ hùng quốc tế từ ngày 20 - 25.3 tại Giang Tô với các đối thủ Uzbekistan, Hàn Quốc và chủ nhà Trung Quốc.Buôn lậu 20 điện thoại iPhone, nam sinh viên Thái Lan bị tuyên phạt 4 năm tù
Ngày 20.2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam Joshua Dung-Huu (57 tuổi, quốc tịch Mỹ, hiện ở P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức, TP.HCM) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, khoảng tháng 10. 2020, qua mối quan hệ, 3 ngư dân có 9 tàu cá bị Cảnh sát biển Indonesia bắt giữ tìm đến Joshua Dung-Huu nhờ giúp đỡ. Khi gặp 1 người dân tại Hậu Giang, Joshua Dung-Huu đưa ra thông tin gian dối là mình đang làm ăn ở Indonesia, có quen biết nhiều quan chức nước này nên có thể giúp đưa tàu bị bắt về Việt Nam với giá 1 tỉ đồng mỗi chiếc. Để tạo lòng tin, Joshua Dung-Huu cố tình cho người dân nói trên thấy đang gọi điện nói chuyện bằng tiếng Anh với một người nước ngoài mặc quân phục giống hải quân. Tin tưởng, 3 người dân có tàu cá bị bắt đã gom tiền, nhiều lần chuyển theo yêu cầu của Joshua Dung-Huu để nhờ giúp đỡ. Đến khi bị bắt, người đàn ông này đã chiếm đoạt số tiền hơn 9,4 tỉ đồng.Ngoài ra, trong các năm 2019 và 2020, Joshua Dung-Huu còn đưa ra tin giả về việc biết công ty ở Singapore có dầu cần bán để lừa một công ty ở TP.HCM ký kết hợp đồng mua bán; qua đó chiếm đoạt của doanh nghiệp này 6,8 tỉ đồng. Joshua Dung-Huu còn khai nhận đã lừa một người dân hùn vốn thuê tàu chở dầu về Việt Nam, cũng như vay tiền của người này để thuê kho, bồn chứa dầu để kinh doanh rồi chiếm đoạt gần 2 tỉ đồng.Qua xác minh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hậu Giang phát Joshua Dung-Huu mở nhiều công ty ở TP.HCM, TP.Cần Thơ, Sóc Trăng; thuê người đứng tên đại diện theo pháp luật nhưng mọi hoạt động của các công ty đều do bị can này chỉ đạo, điều hành.Hiện, vụ người đàn ông quốc tịch Mỹ lừa đảo đang được Công an tỉnh Hậu Giang tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Sinh tố cho bữa sáng, giảm cân nhanh, dễ đẹp dáng, tiện 'sống ảo'
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Trái ngược với doanh số bùng nổ ở giai đoạn cuối năm 2024, bước sang tháng 1.2025, phân khúc SUV 7 chỗ tại Việt Nam bất ngờ "quay đầu" giảm mạnh, khi tất cả mẫu mã đang phân phối đều ghi nhận lượng xe bán ra giảm khá mạnh.Theo đó, số liệu thống kê mới nhất từ báo cáo bán hàng vừa được Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố cho thấy, khép lại tháng qua, nhóm xe SUV 7 chỗ khung gầm rời chỉ đạt doanh số cộng dồn 534 xe, giảm gần 1.000 xe, tương đương hơn 63% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, đây là một trong những phân khúc ô tô chứng kiến lượng xe bán ra giảm mạnh nhất thị trường. Mặc dù vậy, kết quả trên cũng không quá bất ngờ. Bởi sau giai đoạn "cao điểm" trước Tết Nguyên đán, thị trường ô tô Việt Nam thường rơi vào giai đoạn ảm đạm do nhu cầu mua sắm xe của người dân giảm mạnh.Ở cuộc đua nội bộ phân khúc SUV 7 chỗ, các vị trí trên bảng xếp hạng doanh số tháng 1.2025 không có nhiều xáo trộn lớn. Ford Everest như thường lệ vẫn dẫn đầu phân khúc, dù lượng xe bàn giao đến tay khách hàng tháng qua chỉ đạt 300 xe, giảm hơn 600 xe, tương đương gần 64% so với thời điểm cuối năm ngoái.Thực tế, chính sự sa sút đột ngột của mẫu xe nhà Ford mới là nguyên nhân khiến kết quả bán hàng chung của toàn phân khúc SUV 7 chỗ tại Việt Nam tháng đầu năm nay bị kéo lùi. Bởi các tháng trước đó, Everest vẫn đều đóng góp đến hơn 70% thị phần.Ở vị trí thứ hai, Toyota Fotuner bán ra 191 xe trong tháng 1. Doanh số này giảm cũng khá mạnh (204 xe, tương đương gần 52%) so với tháng 12.2024. Kết quả này khiến Fortuner bỏ qua cơ hội dẫn đầu bảng xếp hạng doanh số phân khúc, sau cú "xảy chân" bất ngờ của chính đối thủ Everest.Ở nhóm còn lại, cả hai mẫu xe gồm Isuzu mu-X và Mitsubishi Pajero Sport cũng ghi nhận lượng xe bán ra giảm sút. Tuy nhiên, bất ngờ nhỏ đã xảy ra khi Isuzu mu-X với lượng xe bán ra đạt 26 chiếc trong tháng đầu năm đã leo lên vị trí thứ 3, đẩy "đồng hương" Pajero Sport xuống đáy bảng xếp hạng.Mẫu xe của Mitsubishi cả tháng 1 chỉ đạt doanh số vỏn vẹn 17 xe, giảm 68 xe (tương đương đến 80%) so với tháng cuối năm ngoái.Năm 2025, nhiều chuyên gia trong ngành ô tô Việt Nam nhận định, cuộc đua doanh số ở nhóm xe này sẽ khó có sự xáo trộn, khi không có thêm mẫu mã mới. Ford Everest nhiều khả năng vẫn sẽ áp đảo các đối thủ và nắm giữ phần lớn miếng bánh thị phần. Số liệu từ VAMA cho thấy, năm 2024 vừa qua, riêng mẫu SUV 7 chỗ đến từ Mỹ đã đóng góp đến gần 11.000 xe trên tổng khoảng 15.000 xe của toàn phân khúc, chiếm đến khoảng 70%.
Apple khai sinh thành viên mới trong dòng iPhone 17
Theo Bộ Quốc phòng Nga, lệnh ngừng tấn công đã được đưa ra ngay sau cuộc điện đàm giữa ông Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào hôm 18.3.Trong cuộc điện đàm, ông Putin đã chấp nhận đề xuất của ông Trump về việc các bên trong xung đột Ukraine kiềm chế tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong 30 ngày. Thông báo từ Điện Kremlin ngày 18.3 cho biết nhà lãnh đạo Nga đã "ngay lập tức" chỉ thị quân đội tuân thủ đề xuất này.Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trong một tuyên bố vào hôm 19.3 rằng họ đã "nhận được lệnh từ Tổng Tư lệnh Tối cao về việc ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine".Theo Moscow, khi lệnh của ông Putin được đưa ra, "bảy UAV tấn công của Nga đang trên không, nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine liên quan đến khu phức hợp công nghiệp quân sự ở khu vực Mykolaiv".Để thực hiện lệnh này, hệ thống phòng không Nga đã phải "vô hiệu hóa" các UAV. Sáu máy bay không người lái đã bị hệ thống tên lửa Pantsir bắn hạ, và chiếc còn lại bị máy bay chiến đấu tiêu diệt.Bộ Quốc phòng Nga cũng cáo buộc rằng "chỉ vài giờ" sau cuộc điện đàm Putin-Trump, "Kyiv đã thực hiện một cuộc tấn công có chủ đích bằng ba UAV cánh cố định vào một cơ sở hạ tầng năng lượng tại làng Kavkazskaya thuộc vùng Krasnodar của Nga".